Về hiệu quả Kinh tế thì ở các nước tiên tiến đã không
còn sử dụng lốp có Ruột, Yếm. Ở Việt Nam, khi đường sá tốt lên, nhiều hệ thống
cao tốc hình thành thì việc sử dụng lốp không ruột (Tubeless Vành 22.5) sẽ
thành xu hướng chung đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp vận tải.
Để đánh giá cụ thể hiệu quả khi thay thế, các chuyên
gia thường đánh giá theo các tiêu chí cụ thể như sau:
1. Về mặt Kinh tế : “ Lốp không ruột đầu tư rẻ hơn nhiều”
Khi nhà vận tải lựa chọn đầu tư theo điều kiện đường sá để mua Rơ mooc hoặc xe tải, Benz chạy
khoảng cách xa thì mua một lốp không ruột rẻ hơn lốp có ruột từ 500.000 đ –
800.000 đ/bộ-cái ( đắt hơn là lý do cả ruột yếm). Nếu 1 Rơ mooc 3 trục 12
lốp tiết kiệm được 7,2 triêu – 9,6 triệu/ cái Rơ mooc. Mâm không ruột sử dụng
rẻ hơn Mâm có ruột mới 200.000 đ/cái x 12 cái = 2.400.000 đ/ Rơ mooc.
2. Vấn đề
chuyển động:
“ Êm ái hơn, tiết kiệm năng lượng từ 8-12%, giảm hư hỏng Tanbua giàn treo,
hay kết cấu chịu tải (nhip, phuộc hơi, bầu hơi...)”
Lốp không ruột chạy êm hơn, độ nhún tốt hơn khi chạy đúng tải, bơm hơi đúng
tiêu chuẩn là làm cho xe ít gặp rủi ro về cấn đá, giảm sóc, tránh hư hỏng hàng
hóa và độ rung lắc của phương tiện. Trọng lượng lốp nhẹ hơn và kiểu gai xuôi
phù hợp sẽ giúp tiết kiệm năng lượng tiêu hao xăng dầu từ 8-12% (đã có nghiêm
cứu của tổ chức Rubber Ranking). Giảm 20% chi phí sửa chữa kết cấu chuyển động
(dàn treo, Bakinhe,nhíp,phuộc hơi, tambua, bạc đạn )
3. Vấn đề
quản lý: “Quản lý
chặt chẽ, tránh mật mát và gian dối”
Lốp không dùng Ruột, Yếm thì khi sử dụng tài xế nếu có gian dối hoặc người tháo
lắp gian dối sẽ dễ dàng đánh tráo loại khác chất lượng kém hơn, rẻ hơn nhằm trục
lợi hoặc kê khai nhiều rủi ro như : săm hỏng, yếm đứt, vá nhiều lỗ , vá hư hỏng
trên đường nhằm rút tiền công ty. Sử dụng lốp không ruột kết hợp đóng Logo và
quản lý số Seri lốp sẽ khắc phục toàn bộ các yếu tố trên và rất nhẹ nhàng trong
quản lý.
4. Vấn đề
hạn chế rủi ro:
Lốp có dùng ruột, yếm khi cán phải đinh hoặc vật nhọn sẽ gây nổ ruột và rách
yếm. Khi mất áp đột ngột và trên xe có tải thì hầu hết mâm xe cán nát lốp
tại vị trí từ hông lốp. Đối với lỗi này thì các nhà sản xuất đều không bảo hành.
Ngược lại, lốp không dùng ruột, yếm bản chất nó có một lớp cao su nóng chảy bên
trong. Khi chạy mặt lốp nóng lên làm lớp cao su này chảy đều trong lòng lốp.
Trường hợp cán đinh hay vật nhọn, lớp cao su này sẽ bít lỗ vá làm lốp thoát hơi
từ từ, xe chạy khoảng tối đa 40 km nữa mới xẹp lốp hẳn. Như vậy đủ thời gian
cho tài xế chạy đến nơi cần vá vỏ. Lốp không bị hư hỏng do mất áp, không làm
phương tiện mất thăng bằng và gây tai nạn khi nổ lốp như lốp có dùng ruột yếm.
5. Vấn đề
chịu tải của hai loại lốp:
Lốp có dùng ruột yếm và lốp Tube Less có kết cấu mâm xe khác nhau nhưng tải
trọng giống nhau. Chỉ khác nhau là khi chạy quá tải, lốp có ruột có thể bơm
căng cứng, hai lốp gắn trong cùng một trục cùng phía có thể không cà hoặc dính
vào nhau gây nổ lốp. Còn lốp không dùng ruột khả năng cà nổ hoặc dính nổ
cao hơn.
- Tải trọng riêng của lốp 11R22.5
không dùng ruột: 3.150 kg.
- Tải trọng riêng của lốp 11.00R20
có dùng ruôt: 3.350 kg.
Nếu chúng ta nhân cho 12 lốp của Rơ mooc và chia cho 30% tải trọng hàng hóa cho
2 trục sau của đầu kéo thì vấn đề tải trọng và tải trọng khi dùng lốp
Tube less là rất bình thường nhưng hiệu quả kinh tế sẽ rất cao.
6. Vấn đề
chở tăng thêm được hàng khi Bị kiểm soát tải trọng xe:
Để kiểm soát
tải trọng xe, theo luật định là phải cân toàn bộ tải trọng xe, nếu vi phạm sẽ
bị phạt rất nặng. để chở tăng thêm được hàng hóa, chúng ta thay bằng lốp không
ruột, thử làm một phép tính cụ thể như sau :
- Một xe đầu kéo và Romooc có tổng
cộng 22 lốp và 22 mâm
- Lốp có ruột nguyên 01 bộ 11.00R20
nặng 74kg
- Lốp không dùng ruột 11R22.5 nặng
56kg
- Mâm sử dụng cho lốp có ruột nặng
45kg
- Mâm sử dụng cho lốp không ruột nặng
38kg
Như
vậy, Tổng tải trọng hàng hóa tăng thêm là : 550 kg/ chuyến.
Nếu
01 năm xe chạy 500 chuyến thì lượng hàng hóa tăng thêm sẽ là : 275 tấn hàng
hóa.
7. Vấn đề
đảo lốp , tăng tuổi thọ lốp :
Trước đây
Đầu kéo và Romooc sử dụng lốp không đồng nhất một qui cách nên rất khó đảo lốp,
đặc biệt là vị trí bánh lái ( vi trí khắc nghiệt nhất, mòn nhanh nhất). Nay
chúng ta có thể đảo Từ đầu kéo xuống Romooc và ngược lại, như vậy lốp ở vị trí
đầu kéo mòn nhanh đưa xuống Romooc. Lốp ở trí cầu giữa Romooc (ít mòn nhất) sẽ
chia lên bánh lái hoặc cầu sau của đầu kéo.
Làm như vậy
sẽ tăng tuổi thọ lốp 15%, giảm chi phí mua vỏ xẻ.
8. Vấn đề
vướng qui cách Lốp khi đăng kiểm theo sổ đăng kiểm:
Trong trường
hợp thay đổi lốp xe phù hợp với giấy phép đăng kiểm là rất tốt. Trong trường
hợp thay đổi lốp xe không phù hợp với giấy phép đăng kiểm thì doanh nghiệp cần
chọn thời điểm thay đổi gần với thời gian hết hạn đăng kiểm, lập hồ sơ xin
chuyển đổi.
Sưu tầm